Bà Hoàng hậu thấy em là
Đức Bồ Tát nay đã lên mười sáu tuổi cần phải có người nội trợ để chăm non gia
tài to tát, nên suy nghĩ tìm một tiểu thư xứng đáng để kết duyên lành cùng Bồ
Tát. Bà bèn tâu lên Đức vua rõ. Đức vua khen phải và phán:
Cần tỏ cho Mahosatha hay trước.
Khi Hoàng hậu cho Bồ Tát
biết ý này, Bồ Tát liền tâu:
Xin chờ ba ngày rồi sẽ tâu với Đức vua.
Đoạn Bồ Tát xin để tự
mình đi tìm thanh nữ xứng đáng theo ý nguyện. Ngài ra cửa Bắc Môn rồi đi lần
đến quận Uttaramaha.
Trong thuở đó, có một
nhà trước kia là triệu phú, nay đã sa sút. Trong gia đình này có một thiếu nữ
tên là Amara có đủ đức hạnh và hình dung xinh đẹp. Một hôm, sáng sớm cô thiếu
nữ đem cháo dâng cho cha đang cầy ruộng. Bồ Tát đi đến thấy dung nhan của thiếu
nữ xinh đẹp và tướng mạo đoan trang nên liền nghĩ thầm:
Nếu nàng nầy chưa chồng thì đáng cho ta đem về làm nội trợ
lắm. Phần nàng thiếu nữ khi thấy Bồ Tát cũng thầm nghĩ:
Nếu ta được người như vầy để nương bóng tùng quân thì đời ta
sẽ được nhiều hạnh phúc, có nơi nương tựa vững vàng.
Thật là duyên nợ đưa đẩy
cho hai người gặp nhau.
Bồ Tát nghĩ thầm không
rõ ràng có nơi nào chưa?
Vậy ta nên thử thách
nàng bằng cách ra cử chỉ để đố.
Ngài thừa cơ hội nàng
liếc xem, Ngài ra dấu “nắm tay lại” đợi xem nàng có hiểu nổi ý mình không?
Nàng Amara thấy, biết Bồ
Tát muốn hỏi mình có chồng chưa, nàng bèn xoa tay để đáp cử chỉ của Bồ Tát.
Bồ Tát hiểu rằng nàng
chưa chồng. Bồ Tát bèn bước lại gần và hỏi:
Xin lỗi nàng, quý danh nàng là chi?
Thưa cái chi không có trong quá khứ vị lai hiện tại, cái ấy
là tên của tôi.
Nầy cô! Tình trạng bất diệt là cái không có trong quá khứ vị
lai hiện tại, như vậy quý danh của cô là Amara phải không?
Vâng tôi tên là Amara.
Bây giờ đây cô đem cháo cho ai?
Thưa đem cho bậc tiền thiện Pubbadeva.
Nầy cô tiền thiện tức là cha mẹ. Vậy có phải cô đem dâng cháo
cho thân phụ của cô không?
Thưa phải.
Thân phụ của cô làm nghề gì?
Cha tôi làm ở nơi một thành hai.
Ở nơi “một thành hai” đó ám chỉ là nghề cầy ruộng. Có phải
thân phụ của cô là nông phu chăng? Và cầy ruộng nơi nào?
Vâng thân phụ của tôi cầy ruộng nơi có “đi không trở lại”
Nơi “đi không trở lại” đó là tha ma, mộ địa, có phải vậy
chăng?
Vâng đúng lắm.
Hôm nay cô đi rồi trở lại chăng?
Thưa nếu một cái đã đến thì tôi không trở về, và một cái nếu
chưa đến thì tôi trở về.
Nầy cô! Thân phụ cô cày gần mé nước, nước lên nhiều thì cô
không trở về, nếu nước nhỏ thì cô trở về phải không?
Thưa phải.
Nói xong nàng mời Bồ Tát
dùng cháo. Bồ Tát nghĩ nếu không dùng cháo thì thất lễ, vậy ta nên dùng cháo
chút ít. Bồ Tát bèn nhận lời mời của nàng.
Nàng Amara để cháo trên
đất.
Bồ Tát nghĩ: nếu nàng
dâng cháo mà không dâng nước thì ta không dùng.
Nàng Amara hiểu ý dâng
luôn nước. Nàng dành phần riêng cho cha nàng, còn phần của nàng thì để ra mâm
dâng cho Bồ Tát dùng.
Khi dùng xong, Bồ Tát
rửa tay và nói:
Tôi mong được biết nhà cô, xin cô vui lòng chỉ đàng cho tôi.
Nàng Amara liền chỉ đàng bằng câu đố:
Thưa, quán bán chè, quán bán nước cam và cây có lá hai từng ở
trong nơi nào, đó là con đường đi đến quận Uttara Majhagama.
Nàng dùng tay mặt cầm
cháo mà chỉ. Xong nàng cáo từ đem dâng cháo cho cha nàng.
Xem thêm: